0.
Vì một vài lí do, gần đây, tôi thấy phải trả lời rốt ráo câu hỏi “Tư tưởng là gì”. Việc đó thật là khó, nhất là người còn có chưa có nhiều kinh nghiệm như tôi (tại sao tôi lại dùng từ “kinh nghiệm”, ta sẽ thấy ở sau). Vì muốn trả lời được, tôi phải trả lời một loạt câu hỏi nhỏ (nhưng không hề dễ hơn) như “Tư tưởng hình thành từ đâu”, “Tư tưởng là trừu tượng hay cụ thể”, “Có cái gì gọi là tư tưởng vĩnh cửu hay không”… Vậy nên, tôi viết bài này chỉ để trình bày một cách sơ lược (và chưa chính xác lắm) về “tư tưởng”, theo quan niệm của tôi.
Thật dễ để nói rằng, tư tưởng là cái gì đó thuộc về “tâm trí”, hay dùng từ dễ hiểu hơn là “suy nghĩ”. Suy nghĩ là điều ta làm hàng ngày; nhưng điều kiện gì để một suy nghĩ trở thành, hay thuộc về tư tưởng. Đó sẽ là cách mà tôi trả lời câu hỏi “Tư tưởng là gì”
1.
Có người cho rằng, tư tưởng là một hệ thống lí thuyết kinh viện, tức là các suy nghĩ đã được đúc rút lại thành một hệ thống - cái chứa một loạt các định nghĩa, mệnh đề, … theo một trình tự nhất định. Nhất là, nó thường được truyền bá hoặc lưu giữ lại dưới dạng sách vở, lời trích dẫn,…. Cụ thể là, khi muốn biết “tư tưởng của Marx” là gì, thì việc đầu tiên của ta là đọc một loạt sách của Marx, sách nói về Marx, rồi sau đó ta sẽ rút ra được một vài khái niệm hoặc câu nói tiêu biểu nào đó. Thế là, ta nắm sơ sơ được “tư tưởng Marx” là gì.
Ta sẽ phản bác lại quan điểm này như sau:
Ta không thể chỉ vào một người bất kì rồi nói “Anh chẳng có tư tưởng gì cả”. Có thể những suy nghĩ trong đầu anh ta không thành một hệ thống kinh viện nào, hoặc nó gồm nhiều phần rời rạc của các lí thuyết kinh viện khác nhau; nhưng không vì thế mà ta được quyền nói rằng anh ta không có tư tưởng gì cả. Ví dụ như, khi phải tiếp nhận một loạt vấn đề A B C D E nào đó, anh ta chỉ kiên quyết tiếp nhận A B, mà nhất quyết không chịu nhìn nhận C D, và bỏ qua E; thì ta nói rằng anh ta có “tư tưởng bảo thủ”. Rõ ràng là, tư tưởng đã được chuyển hoá vào trong hành động (*) mà không hề tồn tại dưới dạng kinh viện nữa.
Như vậy, ta có thể nói rằng, tư tưởng không chỉ tồn tại dưới dạng hệ thống lí thuyết kinh viện, hệ thống ấy chỉ giúp ta dễ dàng tiếp cận tư tưởng mà thôi.
2
Hơi khác với quan điểm ở (1) một chút, người ta cho rằng tư tưởng là một hệ thống các suy nghĩ đặc trưng cho một nhóm xã hội có uy tín nhất định. Ví dụ như khi nói đến “tư tưởng thời Trung cổ” thì ta nghĩ ngay đến suy nghĩ của giáo hội Thiên chúa (vì giáo hội có quyền uy nhất thời đó), khi nói đến “tư tưởng chính trị” thì ta cũng phải chỉ ra được đó tư tưởng chính trị của những người Cộng hoà hay của người Dân chủ. Quan điểm này đúng (ở mức độ nào đó) nhưng nó vấp phải hai trở ngại là
(i) Tư tưởng rất có thể bị nhầm sang “giáo điều” – một thứ suy nghĩ được hình thành nên do một nhóm đặc quyền đặc lợi rao giảng, và dùng sức mạnh ép các nhóm khác phải theo.
(ii) Tư tưởng không phải là cái được đóng khung trong một nhóm người nào đó. Nó có thể được sinh ra, hoặc trở thành đặc trưng suy nghĩ của chỉ một nhóm mà thôi, nhưng nó luôn phải được trao đổi hoặc lây lan giữa cách nhóm - cả dưới dạng lĩnh hội lẫn phê phán (tất nhiên đôi khi tư tưởng vẫn bị “bóp chết”, nhưng đó chỉ là tạm thời). Quá trình ấy quyết định cái gọi là “tư tưởng của nhân loại”.
Qua đây, ta thấy rằng, tư tưởng là một cái gì đó không có giới hạn (hiểu theo nghĩa rộng nhất của “giới hạn”), và tư tưởng luôn ở trong một quá trình “động” liên tục của các suy nghĩ.
3.
Từ luận điểm (*) ở (1) người ta cho rằng, tư tưởng là một dạng suy nghĩ có thể thúc đẩy ta thực hiện (một loạt) các hành động nào đó. Ví dụ như một tay đánh bom liều chết, thì người ta nói là do “tư tưởng Hồi giáo” thôi thúc anh ta làm thế. Nhưng, ví dụ như, ta không chạm tay vào lửa, thì việc đó là do suy nghĩ “chạm tay vào lửa là bỏng” khiến ta làm thế. Nhưng cái suy nghĩ ấy không phải là “tư tưởng”. Đó chưa kể, khi ta hành động gì, thì ta cũng bị thôi thúc bởi cả cảm xúc, dục vọng, …., nữa. Vậy, thật khó mà tách biệt ra được đâu là tư tưởng, đâu không là “tư tưởng” trong những nhân tố thôi thúc ta làm một việc nào đó.
Quay lại với tay đánh bom liều chết, ta hay kết luận là, hắn bị một“tư tưởng tiêu cực” dẫn đắt đến hành động sai trái; vì thế ta phải điều khiển hành động của ta, để nó không theo cái “tư tưởng tiêu cực” kia. Trong khi đó, trong đầu tên khủng bộ lại nghĩ: hắn đang được một tư tưởng siêu việt dẫn đường, và cái việc hắn làm thật đúng đắn, vì thế hẳn phải đánh bom. Như vậy ở đây xuất hiện hai tư tưởng khác nhau (về cùng một hành động đành bom). Vậy thì tư tưởng là cái suy nghĩ thôi thúc ta phải làm gì, chứ không là ta làm gì
(Còn tiếp, nhưng giờ đi tắm đã :D)
ối ông Minh ơi, ông làm ơn bỏ cái dòng "chân dung một chàng trai trẻ", nó làm tôi liên tưởng đến cái này:
Trả lờiXóahttp://wordjihad.wordpress.com/chandungmotchangngutre/
đây nữa:
http://wordjihad.wordpress.com/2009/04/16/chuyencuboilai/
:((
Tiếp đi anh ơi! Đang hấp dẫn!
Trả lờiXóaPlaton đã vạch thảo "cái tư tưởng" diễn ra chính do nhu cầu cần giải phóng tri thức khách quan khỏi đầu óc hạn hẹp của cá nhân.
có lý
Trả lờiXóaAi chưa biết tư tưởng là gì và ai hay dùng tư tưởng để lũng đoạn đầu cơ kiếm ăn thì nên ngó qua bài này.
Trả lờiXóaKhi chưa biết mặc quần tui đã nghe người ta nói tư tưởng. Hồi phát động giảm tô rồi đến Cải cách ruộng đất nghe mấy ông bà học xóa nạn mù chữ cũng nói tư tưởng. Mấy bữa đấu tố nhau cũng đem tư tưởng ra mà nói cho hăng. Mấy anh ả cầm gậy nứa tập dẫm chân có lạt cũng lên gân cổ nói tư tưởng để khoe giọng! Hôm bắt được kẻ trộm rơm cũng đem tư tưởng ra dọa làm ông kẻ trộm ngơ ngác như bò đội nón phải nói đi nói lại cáu: Dạ con xấu xa vì có tư tưởng trộm rơm. Hồi nớ đi mô cũng nghe nói từ tư tưởng lưu manh, tư tưởng hủ hóa, tư tưởng ... đụ bậy! Bọn trẻ con chúng tôi hồi nớ ghi nhớ trong đầu: tư tưởng là xấu, rất xấu!Lớn lên đi học thì lại càng ù tai vì cái gì cũng bị hoặc được mang hai chữ tư tưởng từ phía trước nó! Kinh. Thật khổ cho mấy ông thày dạy triết và mấy môn khác đã phải dày công nói đến rã họng mà vẫn không tẫy nổi khối u trong não lũ học trò sớm nhiễm bệnh bảo thủ nan y! Nhưng bài thi của bọn tui thì cái đám học vẹt phải ngả mũ kính nể. Khổ nhất là hơn chục năm lính. Suốt ngày nghe hai chữ tư tưởng mà ... phát no. Được cái mấy ổng nói đâu quên đó nên cũng an lành. Hồi đầu thế kỉ 21 có tay bí thư đảng ủy công ty họp giao ban phát biểu rằng phải quản lý tư tưởng liền bị vặn lại: tưởng là gi? Làm cho bí thư bí luôn. Mấy năm sau tui nghỉ hưu thỉnh thoảng lại đem cái tư tưởng ra mà tếu với bạn hưu và dọa nhau sẽ quản lí tư tưởng của mấy lão cổ lai hi
Trả lờiXóaKhi chưa biết mặc quần tui đã nghe người ta nói tư tưởng. Hồi phát động giảm tô rồi đến Cải cách ruộng đất nghe mấy ông bà học xóa nạn mù chữ cũng nói tư tưởng. Mấy bữa đấu tố nhau cũng đem tư tưởng ra mà nói cho hăng. Mấy anh ả cầm gậy nứa tập dẫm chân có lạt cũng lên gân cổ nói tư tưởng để khoe giọng! Hôm bắt được kẻ trộm rơm cũng đem tư tưởng ra dọa làm ông kẻ trộm ngơ ngác như bò đội nón phải nói đi nói lại cáu: Dạ con xấu xa vì có tư tưởng trộm rơm. Hồi nớ đi mô cũng nghe nói từ tư tưởng lưu manh, tư tưởng hủ hóa, tư tưởng ... đụ bậy! Bọn trẻ con chúng tôi hồi nớ ghi nhớ trong đầu: tư tưởng là xấu, rất xấu!Lớn lên đi học thì lại càng ù tai vì cái gì cũng bị hoặc được mang hai chữ tư tưởng từ phía trước nó! Kinh. Thật khổ cho mấy ông thày dạy triết và mấy môn khác đã phải dày công nói đến rã họng mà vẫn không tẫy nổi khối u trong não lũ học trò sớm nhiễm bệnh bảo thủ nan y! Nhưng bài thi của bọn tui thì cái đám học vẹt phải ngả mũ kính nể. Khổ nhất là hơn chục năm lính. Suốt ngày nghe hai chữ tư tưởng mà ... phát no. Được cái mấy ổng nói đâu quên đó nên cũng an lành. Hồi đầu thế kỉ 21 có tay bí thư đảng ủy công ty họp giao ban phát biểu rằng phải quản lý tư tưởng liền bị vặn lại: tưởng là gi? Làm cho bí thư bí luôn. Mấy năm sau tui nghỉ hưu thỉnh thoảng lại đem cái tư tưởng ra mà tếu với bạn hưu và dọa nhau sẽ quản lí tư tưởng của mấy lão cổ lai hi
Trả lờiXóa